Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Khám phá người giữ hồn cồng chiêng của dân tộc Pacô

Cùng V&V Booking đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để tìm hiểu rõ nét hơn về ông Hồ Văn Ing 67 tuổi - hiện là người lưu trữ văn hóa cồng chiêng của dân tộc Pacô. Ông luôn tâm niệm là làm sao nét đẹp văn hóa của dân tộc mình sẽ được thế hệ trẻ giữ gìn, phát huy, không bị mất đi theo năm tháng

Chúng tôi đến thăm ông vào một buổi chiều tối. Trong ánh sáng bập bùng của bếp lửa trên nhà sàn, giữa cái giá lạnh đêm về khi sương núi phủ xuống, xung quanh mâm rượu có gà và cơm nếp lam mới, ông Ing kể về cuộc đời và những thăng trầm mà ông đã trải qua...



Sinh ra trong một gia đình trưởng bản có uy tín của cộng đồng, từ bé, mỗi dịp lễ, Tết, tang ma, hay bên mâm rượu quây quần, tiếng cồng, chiêng do ông nội và bố đánh vang lên giữa núi rừng mênh mông đã dần in sâu vào tiềm thức của cậu bé Ing, để rồi từ đó ngấm sâu vào huyết mạch, tạo thành một niềm đam mê sâu sắc, thúc giục Ing đi theo kế nghiệp cha ông.

Ông chia sẻ: "Đến 5 tuổi, tôi đã có thể đánh được cồng, chiêng, nhưng vì cồng chiêng làm bằng đồng quá nặng nên bố tôi treo lên dạy con đánh. Đến 10 tuổi tôi đã có thể đánh thành thạo các điệu phù hợp với những dịp lễ khác nhau. Từ đó niềm đam mê trong tôi cứ thế lớn dần lên mãi, ngày ấy hầu hết các dịp sự kiện lớn của bản tôi đều góp mặt"

Năm 1962, ông xung phong đi bộ đội chiến đấu bảo vệ đất nước. Trong những ngày hành quân vất vả, những lúc nghỉ ngơi, ông lại nhớ da diết tiếng cồng, tiếng chiêng vẳng lại giữa sâu thẳm núi rừng. Năm 1975, ông xuất ngũ về quê với vết thương ở chân trái. Ông làm kế toán, phó thôn của bản, mở lớp xóa mù cho bà con dân bản trong 2 năm liền. Ông tận tình, cần mẫn dạy cái chữ, dạy tiếng Kinh cho từng người trong bản


Thời gian trôi qua, cuộc sống của bà con cũng thay đổi, cùng với đó các phong tục tập quán và những nét đẹp văn hóa vốn có cũng dần mai một. Ý thức được việc giữ gìn văn hóa, những nét đẹp riêng của dân tộc Pacô mình, ông đã dạy và truyền lại các điệu cồng chiêng cho thế hệ trẻ sau. Chỉ cần có người muốn học là ông hướng dẫn chỉ dạy tận tình. Tiếng lành đồn xa, dần dà không chỉ người trong bản, mà ở các bản thuộc xã khác cũng có người đến học cách đánh cồng đánh chiêng sao cho đúng với hồn thiêng của người Pacô từ bao đời nay.

Văn hóa cồng chiêng của người Pacô thường được biểu diễn trong các lễ hội, sự kiện lớn như lễ lúa mới, lễ đâm trâu, đám ma, cúng tổ tiên... Những tiếng cồng, tiếng chiêng âm vang giữa núi rừng xa xăm cùng là những khúc ca tưởng nhớ ông bà, tổ tiên ở thế giới bên kia, gọi mời ông bà về chứng kiến thế hệ trẻ hôm nay đang làm những việc tốt, kế tục những phong tục của ông bà xa xưa. Bên cạnh với các nghi lễ, văn hóa cồng chiêng người Pacô cũng thể hiện niềm vui, giao tình giữa những tâm hồn khác nhau trong cộng đồng được gắn kết bởi âm thanh của đất trời hòa quyện trong lòng người

Tùy vào mỗi sự kiện, âm thanh và tiết tấu đánh ra cũng vì vậy mà khác nhau. Nếu là hội hè, đình lễ âm thanh sẽ là Palư nhẹ nhàng và đằm thắm, còn nếu là đám ma âm thanh Rapưm sẽ nhanh và gấp gáp. Bởi vậy muốn sử dụng và đánh đúng các loại âm điệu sẽ rất là khó khăn nếu người chơi không có niềm đam mê và sự cần mẫn, ham học hỏi. Để dạy được người học cách phân biệt các âm điệu khác nhau, ông Ing đã phải hướng dẫn tỉ mỉ với các "học trò" của mình.

Là một già làng, trưởng bản có uy tín, đến nay ông là một trong những người duy nhất của xã Tà Rụt có vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc Pacô, cũng như giữ được những phong tục tốt đẹp vốn có để chỉ dẫn cho thế hệ sau như tục thờ hồn sống; tục xem chân gà, đầu gà, lưỡi gà; các nghi lễ trong đám cưới, đám ma… Bên cạnh dạy dỗ cho thế hệ trẻ, là một cựu chiến binh có trách nhiệm, ông thường vận động con cháu thực hiện theo chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn bà con bỏ những tập tục lạc hậu

Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét