Cồng chiêng Tây Nguyên được các nhà khoa học đánh giá và khẳng định rằng: "Đây được coi là cái nôi của nền văn hóa Đông Nam Á"
Tại sao bạn không thử một lần đặt vé máy bay Hà Nội đi Buôn Ma Thuột để khám phá tại sao các nhà khoa học lại khẳng định như vậy nhỉ ? ^^
Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á, bởi những yếu tố sau: Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử
Nghiên cứu cồng chiêng từ năm 1978, nhạc sĩ Tô vũ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị. Về cội nguồn, cồng chiêng là hậu duệ của đàn đá – trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo “quy trình tiến hóa” cồng đá, chiêng đá, chiêng… tre, rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng…
Một “vua chiêng” ở Kông Chro, Gia Lai, vẫn lưu giữ những bộ chiêng quý do tổ tiên truyền lại hơn 4.000 năm. Về lối đánh, “rất nguyên thủy”, người Tây Nguyên vẫn “mỗi người một cái”, chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái-lan, Malaysia, Lào, Campuchia, hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặc tròn).
Về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùng để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v…, nghĩa là vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con người. Trong khi ở các vùng Đông -Nam Á khác, cồng chiêng đã “tiến hóa” đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí.
Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ) diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng (mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm.
Trở lại vấn đề lịch sử. Năm 43 sau Công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, tướng Mã Viện của Nam Hán đã cho tịch thu tất cả đồ đồng (bấy giờ chỉ có cồng chiêng, được coi là vật thiêng của người Việt) đem đúc trụ chôn ở vùng biên giới, nhằm tiêu diệt ý chí của người Việt.
Đây là cơ sở giải thích việc thất tán mạnh mẽ loại nhạc khí này trong quá khứ đời sống tinh thần người Việt, song cũng có thể hiểu rằng tổ tiên người Việt đã đem cất giấu ở vùng núi (bắt đầu sự “giao thoa” văn hóa cồng chiêng với các tộc người khác).
Đồng thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ ở Việt Nam, vốn từ họ Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm gây bất ngờ rằng trống đồng Việt có nguồn gốc từ Trường Sơn), có thể khẳng định rằng cộng đồng Việt, Tày, các tộc người Tây Nguyên đã từng ở với nhau rất lâu đời, vì vậy sự “giao thoa” văn hóa cồng chiêng là hiển nhiên.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại, bên cạnh niềm tự hào là một trách nhiệm hết sức nặng nề và to lớn. Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay.
Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-ha-noi-di-buon-ma-thuot-7388.html
Tại sao bạn không thử một lần đặt vé máy bay Hà Nội đi Buôn Ma Thuột để khám phá tại sao các nhà khoa học lại khẳng định như vậy nhỉ ? ^^
Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á, bởi những yếu tố sau: Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử
Nghiên cứu cồng chiêng từ năm 1978, nhạc sĩ Tô vũ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị. Về cội nguồn, cồng chiêng là hậu duệ của đàn đá – trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo “quy trình tiến hóa” cồng đá, chiêng đá, chiêng… tre, rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng…
Một “vua chiêng” ở Kông Chro, Gia Lai, vẫn lưu giữ những bộ chiêng quý do tổ tiên truyền lại hơn 4.000 năm. Về lối đánh, “rất nguyên thủy”, người Tây Nguyên vẫn “mỗi người một cái”, chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái-lan, Malaysia, Lào, Campuchia, hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặc tròn).
Về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùng để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v…, nghĩa là vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con người. Trong khi ở các vùng Đông -Nam Á khác, cồng chiêng đã “tiến hóa” đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí.
Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ) diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng (mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm.
Trở lại vấn đề lịch sử. Năm 43 sau Công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, tướng Mã Viện của Nam Hán đã cho tịch thu tất cả đồ đồng (bấy giờ chỉ có cồng chiêng, được coi là vật thiêng của người Việt) đem đúc trụ chôn ở vùng biên giới, nhằm tiêu diệt ý chí của người Việt.
Đây là cơ sở giải thích việc thất tán mạnh mẽ loại nhạc khí này trong quá khứ đời sống tinh thần người Việt, song cũng có thể hiểu rằng tổ tiên người Việt đã đem cất giấu ở vùng núi (bắt đầu sự “giao thoa” văn hóa cồng chiêng với các tộc người khác).
Đồng thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ ở Việt Nam, vốn từ họ Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm gây bất ngờ rằng trống đồng Việt có nguồn gốc từ Trường Sơn), có thể khẳng định rằng cộng đồng Việt, Tày, các tộc người Tây Nguyên đã từng ở với nhau rất lâu đời, vì vậy sự “giao thoa” văn hóa cồng chiêng là hiển nhiên.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại, bên cạnh niềm tự hào là một trách nhiệm hết sức nặng nề và to lớn. Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo và không ngừng phát huy, trao truyền lại bao đời nay.
Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-ha-noi-di-buon-ma-thuot-7388.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét