Dugong (Bò Biển) là loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ của thế giới và chỉ còn có khoảng trên dưới 10 con và chỉ thấy xuất hiện ở vùng biển Côn Đảo, bắc đảo Phú Quốc mà thôi
Các bạn hãy nhanh tay đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Phú Quốc để đến nơi khám phá loài thú quý hiếm nàyDugong còn được gọi là Bò biển hay cá Cúi (theo dân gian khi ăn cũng như khi bơi, durong đầu bao giờ cũng cúi xuống, bởi vậy mới gọi là con Cúi). Dugong có thể nổi lên mặt biển những đêm trăng và phát ra những âm điệu du dương, chính đặc điểm này đã hình thành nên ở châu Âu những huyện thoại về những "nàng tiên cá"
Dugong thường sống đơn độc, hoặc từng đôi mẹ - con, ít khi tập trung thành nhóm hoặc thành đàn. Mỗi con dugong có chiều dài trung bình khoảng 2,4 m đến 2,7m, nặng 500 kg, tuổi thọ trung bình là 70 năm. Mắt của dugong nằm ở cạnh bên đầu nên thị giác rất kém, tuy nhiên thính giác lại rất nhạy bén. Do sống trầm mình dưới nước quanh năm suốt tháng, bốn chi của Bò Biển đã thoái hóa, nay chỉ còn hai chân trước như hai mái dầm; hai chi sau đã biến thành cái đuôi rất khỏe, rất đẹp
Vì trọng lượng lớn nên cứ một đến hai phút, dugong lại nổi lên mặt nước một lần để thở, bơi rất chậm, khoảng 5km mỗi giờ. Đặc biệt, mũi của dugong nằm trên đỉnh đầu, có van đậy kín không cho nước vào trong khi dugong lặn.
Dugong là loài sinh trưởng chậm, sau 13 tháng 10 ngày mang thai, dugong mẹ mới sinh con. Dugong con vừa sinh ra đã dài 1,2m, nặng 30 kg, bú sữa mẹ liên tục trong vòng 18 tháng và luôn luôn bơi sau mẹ
Do khả năng sinh sản chậm và tuổi thọ cao nên dugong hiện có nguy cơ diệt chủng rất lớn. Ngoài ra, trước đây loài này còn bị bắt xẻ thịt bán nên số lượng còn lại rất ít
Durong chỉ ăn cỏ xanh, một loài rong biển qúy hiếm, dường như chỉ ở Côn Đảo và Phú Quốc mới có. Cỏ xanh mọc ngầm dưới đáy biển, hình dáng tờ tợ như cây địa lan. Chúng thích nhất là cỏ họ halophil (họ xoan), halodule (họ hẹ) vì hai loại này ít chất xơ, hàm lượng protein cao nên dễ tiêu hóa
Mỗi con dugong ăn khoảng 25kg cỏ biển mỗi ngày nên chúng dành hầu hết thời gian cho việc kiếm ăn. Khi ăn, dugong tạo ra một đường rãnh trên cát do cỏ đã bị nhổ đi. Đây là dấu vết cho thấy dugong đã xuất hiện ở nơi đó.
Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-phu-quoc/ve-may-bay-vietjetair-tp-ho-chi-minh-di-phu-quoc-11488.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét