Các loài cỏ biển Phú Quốc phát triển hầu như quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, đầu hè, phát triển kém vào mùa mưa bão. Loài cỏ này đã làm tô đẹp thêm hệ sinh thái biển vô cùng phong phú của hòn đảo Ngọc quý này
Thảm cỏ biển có thể làm ổn định và bảo vệ nền đáy bằng hệ rễ, thân bò và lá rụng xuống đất. Chúng có tác dụng ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự xói mòn hay phá hỏng bờ biển. Hãy cùng V&V Booking đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Phú Quốc giá rẻ để khám phá loài cỏ này xem sao nhé ^^Chúng phân bố từ vùng triều đến độ sâu 3 -15m, thậm chí 28m (đảo Bạch Long Vĩ). Chúng thích nghi với độ muối 0,5-3,4%, chất đáy là bùn bột nhỏ, bùn cát, cát san hô, cát thô hoặc sỏi
Hiện nay đã phát hiện được 9 loài cỏ biển ở đảo Phú Quốc, gồm: Halophila ovanlis (HỒ), Halophila minor (HM), Enhalus acoroides (EH), Halodule uninervis (HƯ), Halodule pinifolia (HP), Syringodium isoetifolium (SĨ), Cymodocea serrulata (CS), Cymodocea rotundata (CR), Thalassia hemprichii (TH)
Bãi Vòng có độ phủ cao nhất đạt 70-90%, thấp nhất là ở Dương Đông 25-30%. Khu vực Bãi Bổn được xác định là khu vực quan trọng vào bậc nhất thảm cỏ biển ở quần đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
Thảm cỏ biển Phú Quốc có sự đa dạng các nguồn lợi hải sản, có đến 50 loài cá thuộc 32 giống trong 22 họ các loại. Các họ chiếm ưu thế về số lượng là: họ Cá ngựa Syngnathidae và họ cá Sơn Apogonidae mỗi họ có 5 loài chiếm 10% tổng số loài ghi nhận được, cá Bướm Chaetodontidae, cá Dìa Siganidae mỗi họ có 4 loài chiếm 8% tổng số loài.
Đã phát hiện có 113 loài rong biển thuộc 4 ngành, trong đó rong Đỏ Rhodophyta có 66 loài chiếm 58,3% tổng số loài, ngành rong Nâu Phaeophyta 18 loài (16,0%), ngành rong Lục Chlorophyta có 20 loài (17,7%) và ngành rong Lam Cyanophyta có 9 loài (7,9%)...
Ngoài ra còn có nhiều loại quý hiếm khác như Dugong, rùa biển, cá ngựa, ốc xà cừ, vẹm xanh, đồi mồi,… Đặc biệt loài Dugong dugon (bò biển, cá cúi, mỹ nhân ngư) thuộc loài thú biển là một trong những loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng mà ngư dân địa phương đã gặp và vô tình đánh bắt được ở vùng Bãi Dài, Mũi Dương, Bãi Thơm, Bãi Bổn, Hàm Ninh và vùng biển Kampot
Vai trò của cỏ biển tham gia các chu trình dinh dưỡng của biển và đại dương thế giới ước tính 3,8 nghìn tỉ (trillion) USD và giá trị kinh tế 1 ha diện tích cỏ biển lên tới 212.000 USD/năm). Ở Việt Nam kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, giá trị kinh tế gồm giá trị khai thác và không khai thác của cỏ biển tương đối cao (vịnh Cam Ranh: 7.920.000 USD, đầm Tam Giang-Cầu Hai:1.628.000 USD, Băi Bổn ở đảo Phú Quốc: 481.202 USD
Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-phu-quoc/ve-may-bay-vietjetair-tp-ho-chi-minh-di-phu-quoc-11488.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét