Để có được những trái cà phê thơm ngon bổ dưỡng thì đằng sau nó là cả một quá trình nỗ lực phấn đầu của những người dân nơi đây. Hãy cùng V&V Booking đặt vé máy bay vietjetair Sài Gòn đi Buôn Ma Thuột giá rẻ để khám phá những kĩ thuật trồng cây cà phê nhé
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 2 phương pháp gieo ươm cây cà phê đó là: Gieo trong túi bầu và Gieo trong luồng đất
Nhiều năm trở lại đây, các cơ sở trồng cà phê cũng như trồng cây ăn quả nói chung, người ta chủ yếu gieo ươm cây con trong túi bầu để thay cho việc gieo ươm vào luống như thời gian trước đây
Gieo ươm trong túi bầu có những ưu điểm là: việc chăm sóc bón chỉ tập trung trong túi bầu; tiết kiệm được rất nhiều diện tích vườn ươm; khi trồng đảm bảo tỷ lệ sống cao, vận chuyển cây con trong bầu không ảnh hưởng đến bộ rễ.
Tuy vậy, giá thành cây con cao hơn vì phải chi phí túi ni lông và công đưa đất vào bầu. Gieo ươm vào luống thì không phải chi phí túi bầu và đỡ tốn công đưa đất vào bầu. Nhưng khi trồng mới phải tốn công đào bứng bầu, mà rất dể làm ảnh hưởng bộ rễ cây con. Cách này, hiện nay không được khuyến cáo trong việc ươm cây lâu năm kể cả cây rừng
Gieo ươm trong túi
Túi bầu bằng ni lông, kích thước 17cmx25cm, không nên dùng túi có kích cỡ nhỏ hơn, vì cây cà phê được ươm ít nhất 6 tháng, cần đủ dinh dưỡng và đủ độ sâu để bộ rễ phát triển tự nhiên, nhất là rễ cọc phải được ăn sâu và thẳng đứng. Ở đáy túi cần đục 8 lỗ nhỏ để khi tưới dễ thoát nước.
Đất bỏ vào bầu gồm: 1,8kg đất mặt (mầu tốt, sạch cỏ và tạp chất, tơi xốp)+ 0,25kg phân chuồng hoai mục+ 8g supe lân. Căn cứu vào tỷ lệ trên chuẩn bị đất thành đống, trộn đều kỹ với phân, sau đó cho vào túi nilon, mỗi túi 2kg và lặc vừa phải cho đất bám sát và căng đáy túi
Xếp túi bầu vào nhau thành luống dài; bề ngang luống rộng 1-1,2m, luống cách luống 40-45cm để đi lại chăm bón. Độ dài của luống tùy theo số túi nhiều hay ít và phụ thuộc vào kích thước vườn ươm. Xung quanh luống nên lấp đất cao 1/3 túi bầu. Vườn ươm cần làm giàn che và có phên quây xung quanh. Mái giàn che phải đủ cao để dễ dàng đi lại chăm sóc cây (1,8-2 m) và kết cấu mái thành từng tấm phiên để tiện xê dịch, điều chỉnh ánh sáng khi cần thiết.
Trước khi gieo hạt vào túi bầu, hạt cần được xử lý và ủ như sau:
Lấy nửa cân vôi tôi hoặc bột đem hoà vào 20 lít nước, khuấy kỹ, để lắng rồi gạn lấy nước vôi trong đem đun nóng tới 60oC, đổ hạt vào ngâm trong 20-24 giờ, vớt hạt ra đem rửa kỹ cho sạch nhớt, chú ý đãi và loại bỏ hết hạt nổi, hạt đen, lép, xấu. Những hạt tốt đem ủ
Nếu lượng hạt ít nên ủ trong sọt, thúng, ở đáy lót một lớp cỏ, rơm khô sạch và bên trên phủ lớp bao tải sạch; đổ hạt lên lớp bao tải rồi phủ trên hạt bằng lớp bao tải. Những ngày tiếp theo cần tưới nước ấm 60oC để lượng hạt đủ ẩm và luôn giữu nhiệt độ 30-32oC. Sau 2-3 tuần, hạt bắt đầu nẩy mầm. Ở miên Bắc, ủ hạt vào tháng 11-12, nếu gặp các đợt gió mùa đống bắc, phải chú ý giữ ấm cho hạt.
Khi cần gieo ươm lượng hạt lớn sau khi xử lý, đem ủ vào góc nhà (kho, bếp)… trên nền cứng (gạch, xi măng) kín gió, để giữ nhiệt. Đổ lớp cát sạch dày 4-5cm, phủ lớp bao tải lên và đổ hạt dàn đều, dày 4-5 cm; rắc lớp cát vừa phủ kín lớp hạt và trên cùng phủ bao gải và rơm, cỏ khô. Hàng ngày dùng nước ấm 60oC tưới đều khắp cho tới lớp cát dưới cùng có đủ nước vào buổi sáng và chiều tối. Kinh nghiệm cho thấy giữ đủ ấm và ẩm liên tục, đều đặn thì hạt mau và dễ nảy mầm. Khi gặp gió rét phải che chắn, chống gió lùa làm mất nhiệt độ.
Sau vài tuần, kiểm tra thấy hạt nảy mầm đem gieo vào bầu hoặc vào mặt luống vườn ươm, (hàng ngày sau khi có những hạt đầu tiên nảy mầm, lựa hạt nẩy mầm đem gieo trước). Chọc một lỗ sau 1 cm ở giữa bầu đất, đất hạt cà phê vào đó nhớ phải đắt úp hạt (mặt phẳng hạt xuống dưới, mặt cong lên trên) và đặt nằm ngang hoàn toàn. Lấp hạt bằng lớp đất bột, mỏng, bên trên phủ một lớp mùn cưa hoặc trấu dầy 1 cm rồi tưới cho độ ẩm
Khi gieo hạt, cứ 10-15 bầu thì có 1 bầu gieo 2 hạt để lấy cây dự trữ khi cần trồng dặm.
Tưới nước là khâu quan trọng để chăm sóc cây con, nhất là trong mùa khô hạn. Sau gieo 2-3 ngày, cần tưới nước theo cách phun mưa bằng thùng odoa hoạc bình bơm thuốc sâu (được rửa sạch) tuỳ theo mức độ khô hạn nhiều hay ít mà vài ba ngày tưới nước 1 lần. Cây con được bón thúc bằng nước phân khi cây có một cặp là sò và 2 cặp lá thật: pha loãng phân chuồng hoai mục, ngâm kỹ theo tỷ lệ 1 phân 20 nước lã+ nước phân ure nồng độ 0,1% (nửa lạng ure pha 50 lít nước). Sau mỗi lần phun nước phân như vậy, phải phun rửa lá ngay bằng nước lã để lá cà phên khỏi bị cháy.
Nơi ươm hạt cần có rãnh thoát nước khi gặp mưa to. Mặt khác cũng đắp bờ chắn không cho nước mưa tràn vào vườn ươm
Khi bắt đầu có mưa xuân việc tưới nước có thể kéo dài 5-7 ngày thậm chí 10 ngày một lần. Thường xuyên nhổ cỏ dại mới mọc ở các túi bầu
Hi vọng những thông tin trên đây mà V&V Booking cung cấp cho các bạn sẽ hiểu rõ được phần nào về kĩ thuật trồng cà phê nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột nhé
Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 2 phương pháp gieo ươm cây cà phê đó là: Gieo trong túi bầu và Gieo trong luồng đất
Nhiều năm trở lại đây, các cơ sở trồng cà phê cũng như trồng cây ăn quả nói chung, người ta chủ yếu gieo ươm cây con trong túi bầu để thay cho việc gieo ươm vào luống như thời gian trước đây
Gieo ươm trong túi bầu có những ưu điểm là: việc chăm sóc bón chỉ tập trung trong túi bầu; tiết kiệm được rất nhiều diện tích vườn ươm; khi trồng đảm bảo tỷ lệ sống cao, vận chuyển cây con trong bầu không ảnh hưởng đến bộ rễ.
Tuy vậy, giá thành cây con cao hơn vì phải chi phí túi ni lông và công đưa đất vào bầu. Gieo ươm vào luống thì không phải chi phí túi bầu và đỡ tốn công đưa đất vào bầu. Nhưng khi trồng mới phải tốn công đào bứng bầu, mà rất dể làm ảnh hưởng bộ rễ cây con. Cách này, hiện nay không được khuyến cáo trong việc ươm cây lâu năm kể cả cây rừng
Gieo ươm trong túi
Túi bầu bằng ni lông, kích thước 17cmx25cm, không nên dùng túi có kích cỡ nhỏ hơn, vì cây cà phê được ươm ít nhất 6 tháng, cần đủ dinh dưỡng và đủ độ sâu để bộ rễ phát triển tự nhiên, nhất là rễ cọc phải được ăn sâu và thẳng đứng. Ở đáy túi cần đục 8 lỗ nhỏ để khi tưới dễ thoát nước.
Đất bỏ vào bầu gồm: 1,8kg đất mặt (mầu tốt, sạch cỏ và tạp chất, tơi xốp)+ 0,25kg phân chuồng hoai mục+ 8g supe lân. Căn cứu vào tỷ lệ trên chuẩn bị đất thành đống, trộn đều kỹ với phân, sau đó cho vào túi nilon, mỗi túi 2kg và lặc vừa phải cho đất bám sát và căng đáy túi
Xếp túi bầu vào nhau thành luống dài; bề ngang luống rộng 1-1,2m, luống cách luống 40-45cm để đi lại chăm bón. Độ dài của luống tùy theo số túi nhiều hay ít và phụ thuộc vào kích thước vườn ươm. Xung quanh luống nên lấp đất cao 1/3 túi bầu. Vườn ươm cần làm giàn che và có phên quây xung quanh. Mái giàn che phải đủ cao để dễ dàng đi lại chăm sóc cây (1,8-2 m) và kết cấu mái thành từng tấm phiên để tiện xê dịch, điều chỉnh ánh sáng khi cần thiết.
Trước khi gieo hạt vào túi bầu, hạt cần được xử lý và ủ như sau:
Lấy nửa cân vôi tôi hoặc bột đem hoà vào 20 lít nước, khuấy kỹ, để lắng rồi gạn lấy nước vôi trong đem đun nóng tới 60oC, đổ hạt vào ngâm trong 20-24 giờ, vớt hạt ra đem rửa kỹ cho sạch nhớt, chú ý đãi và loại bỏ hết hạt nổi, hạt đen, lép, xấu. Những hạt tốt đem ủ
Nếu lượng hạt ít nên ủ trong sọt, thúng, ở đáy lót một lớp cỏ, rơm khô sạch và bên trên phủ lớp bao tải sạch; đổ hạt lên lớp bao tải rồi phủ trên hạt bằng lớp bao tải. Những ngày tiếp theo cần tưới nước ấm 60oC để lượng hạt đủ ẩm và luôn giữu nhiệt độ 30-32oC. Sau 2-3 tuần, hạt bắt đầu nẩy mầm. Ở miên Bắc, ủ hạt vào tháng 11-12, nếu gặp các đợt gió mùa đống bắc, phải chú ý giữ ấm cho hạt.
Khi cần gieo ươm lượng hạt lớn sau khi xử lý, đem ủ vào góc nhà (kho, bếp)… trên nền cứng (gạch, xi măng) kín gió, để giữ nhiệt. Đổ lớp cát sạch dày 4-5cm, phủ lớp bao tải lên và đổ hạt dàn đều, dày 4-5 cm; rắc lớp cát vừa phủ kín lớp hạt và trên cùng phủ bao gải và rơm, cỏ khô. Hàng ngày dùng nước ấm 60oC tưới đều khắp cho tới lớp cát dưới cùng có đủ nước vào buổi sáng và chiều tối. Kinh nghiệm cho thấy giữ đủ ấm và ẩm liên tục, đều đặn thì hạt mau và dễ nảy mầm. Khi gặp gió rét phải che chắn, chống gió lùa làm mất nhiệt độ.
Sau vài tuần, kiểm tra thấy hạt nảy mầm đem gieo vào bầu hoặc vào mặt luống vườn ươm, (hàng ngày sau khi có những hạt đầu tiên nảy mầm, lựa hạt nẩy mầm đem gieo trước). Chọc một lỗ sau 1 cm ở giữa bầu đất, đất hạt cà phê vào đó nhớ phải đắt úp hạt (mặt phẳng hạt xuống dưới, mặt cong lên trên) và đặt nằm ngang hoàn toàn. Lấp hạt bằng lớp đất bột, mỏng, bên trên phủ một lớp mùn cưa hoặc trấu dầy 1 cm rồi tưới cho độ ẩm
Khi gieo hạt, cứ 10-15 bầu thì có 1 bầu gieo 2 hạt để lấy cây dự trữ khi cần trồng dặm.
Tưới nước là khâu quan trọng để chăm sóc cây con, nhất là trong mùa khô hạn. Sau gieo 2-3 ngày, cần tưới nước theo cách phun mưa bằng thùng odoa hoạc bình bơm thuốc sâu (được rửa sạch) tuỳ theo mức độ khô hạn nhiều hay ít mà vài ba ngày tưới nước 1 lần. Cây con được bón thúc bằng nước phân khi cây có một cặp là sò và 2 cặp lá thật: pha loãng phân chuồng hoai mục, ngâm kỹ theo tỷ lệ 1 phân 20 nước lã+ nước phân ure nồng độ 0,1% (nửa lạng ure pha 50 lít nước). Sau mỗi lần phun nước phân như vậy, phải phun rửa lá ngay bằng nước lã để lá cà phên khỏi bị cháy.
Nơi ươm hạt cần có rãnh thoát nước khi gặp mưa to. Mặt khác cũng đắp bờ chắn không cho nước mưa tràn vào vườn ươm
Khi bắt đầu có mưa xuân việc tưới nước có thể kéo dài 5-7 ngày thậm chí 10 ngày một lần. Thường xuyên nhổ cỏ dại mới mọc ở các túi bầu
Hi vọng những thông tin trên đây mà V&V Booking cung cấp cho các bạn sẽ hiểu rõ được phần nào về kĩ thuật trồng cà phê nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột nhé
Nguồn: http://vietjetair.biz.vn/ve-may-bay-di-buon-ma-thuot/ve-may-bay-tp-ho-chi-minh-di-buon-ma-thuot-10888.html